hôm 3/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đề nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông phải nhanh chóng “thống nhất, tích hợp các nền tảng, ứng dụng công nghệ phục vụ phòng chống dịch bao gồm tiêm vaccine, sổ sức khỏe, xét nghiệm, để người dân chỉ phải sử dụng một ứng dụng mà thôi.
Phải kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, cố gắng chậm nhất là ngày 30/9, là hạn chót chót một ứng dụng công nghệ duy nhất mà thủ tướng đặt ra đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, được báo chí trích dẫn lại.
Cùng ngày 13/9, trên livestream về kế hoạch chống dịch và phục hồi kinh tế sau ngày 15/9, phó chủ tịch UBND thanh phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hòa Bình, cho biết, sau ngày 15-9 cần rà soát lại tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, có những việc lãnh đạo TP, ngành Y Tế nhìn nhận cần phải đánh giá cụ thể, xem xét và điều chỉnh lại.
Ông cũng thông báo thành phố sẽ xây dựng một ứng dụng để ra đường, thí điểm ở ba địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh.
Theo nhiều người dùng, ứng dụng “Y tế HCM” có nhiều sai sót về hiển thị thông tin như xét nghiệm, lịch sử khai báo, tình hình sức khỏe…
Sau khi Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM công bố ứng dụng “Y tế HCM” là ứng dụng thống nhất hỗ trợ người dân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19, đông đảo người dân đã tải ứng dụng về máy nhưng nhiều người “té ngửa” khi thấy thông tin về mình hiển thị trên màn hình ứng dụng.
Vào trưa 15-9, ứng dụng “Y tế HCM” bị đánh giá chỉ còn 1.4 sao trên kho ứng dụng Google Play cho hệ điều hành Android. Lượng đánh giá 1 sao chiếm đại đa số trong tổng hơn 1,000 lượt đánh giá về ứng dụng này.
Rất nhiều nhận xét của người dùng tỏ ra không hài lòng về việc ứng dụng hoạt động không trôi chảy và thông tin bị hiển thị sai.
Rất nhiều người dùng ứng dụng “Y tế HCM” mấy ngày qua cũng cho biết app thường hay bị treo hoặc truy xuất chậm, thông tin lịch sử xét nghiệm không có dù đã làm rất nhiều lần…
Đặc biệt, tính năng tra cứu thông tin F0 trên app khiến nhiều người dùng lo ngại thông tin cá nhân của bệnh nhân dễ dàng bị lộ hoặc bị sử dụng vào các mục đích khác.
Vấn đề là thời gian qua Việt Nam bị “loạn app”, nghĩa là chưa có sự đồng bộ và thiếu cập nhật trong các tính năng của các ứng dụng này. Việc Thủ tướng yêu cầu phải có một app thống nhất chung là rất cần thiết vì người dân đang rất rối và lúng túng không biết nên dùng app nào, bluezone hay Sổ Sức khỏe Điện Tử, Tokhaiyte.vn, VHD hay QR code, Ncovi… để biết được tình trạng của mình là “thẻ xanh” (đã tiêm đủ 2 mũi), “thẻ vàng” (đã tiêm 1 mũi) và nhiều thông tin khác”.
” Vì sao có sự loạn app là do ban đầu mỗi một app khác nhau sử dụng cho một mục đích cụ thể khác nhau, cho các Người khác nhau với những chức năng khác nhau. Nếu giờ đây, gộp chung lại thành một app thì sẽ gặp khó khăn vì tính liên thông của dữ liệu, làm sao quản lý và cập nhật dữ liệu. hôm qua còn có tin là hiện còn khoảng hai triệu mũi tiêm chưa được nhập liệu hoặc dữ liệu bị nhầm lẫn mặc dù cổng thông tin tiêm chủng đã đi vào sử dụng từ tháng bảy năm nay”.
Tới ngày hôm nay thì dân ngã ngửa ra là có tới những 10, 12 những ứng dụng điện tử như vậy từ Bộ Y Tế, từ sổ sức khỏe điện tử của các cơ quan, thậm chí khai báo của VNPT rồi Viettel. Nghĩa là tới 12 ứng dụng như vậy thì trên mạng người ta nhìn như ma trận vậy đó”
“Nhưng vì khả năng không có nên những ứng dụng điện tử đó đầy những sự trục trặc, thí dụ như cho Code điền vào thì nó không nhận, khai báo ở đó thì lại bảo là bất hợp pháp vân vân. Mà những ứng dụng đó cái xài được cái không xài được. Có những cái khi đi qua chốt chặn thì lực lượng chặn không đồng ý, họ phạt tiền. Người dân không biết cái nào là cái cuối cùng để được đồng ý”.
là có người đã chích hai mũi nhưng khi khai báo thì nó lại bảo là chưa chích mũi nào hết. Tức là ngay cái hệ thống database của Nhà Nước khi mà ghi nhận số liệu cũng không chính xác, làm sao người dân có thể tin dùng