Dù chính quyền Biden loan báo có khoảng 50 quốc gia và thực thể sẽ nhận được các liều vaccine dư thừa của Mỹ, nhưng tới nay Mỹ mới chuyển được chưa tới 24 triệu liều cho 10 nước, theo dữ liệu của AP.
Điều phối viên đáp ứng COVID-19 Tòa Bạch Ốc, ông Jeff Zients, cho biết tất cả những nước dự trù được nhận vaccine Mỹ tặng đã nhận đề nghị chính thức của Mỹ với số lượng và tên vaccine cụ thể, và rằng tất cả chướng ngại pháp lý và trở ngại tiếp vận về phía Mỹ đã được thông qua.
80 triệu liều vaccine này được xem như là phần đặt cọc đầu tiên trong kế hoạch của Mỹ mua và tặng 500 triệu liều vaccine cho thế giới trong năm tới. Kế hoạch này, tuỳ thuộc hợp đồng mua vaccine với Pfizer vốn sẽ bắt đầu chuyển giao từ tháng 8, vẫn đúng lịch trình, giới chức Mỹ cho biết.
Tới nay, các nước đã nhận vaccine Mỹ tặng bao gồm Colombia (2,5 triệu liều Johnson & Johnson), Bangladesh (2,5 triệu liều Moderna), Peru (2 triệu liều Pfizer), Pakistan (2,5 triệu liều Moderna), Honduras (1,5 triệu liều Moderna), Brazil (3 triệu liều J&J), Hàn Quốc (1 triệu liều J&J), Đài Loan (2,5 triệu liều Moderna), Canada (1 triệu liều Moderna, 1,5 triệu liều AstraZeneca) và Mexico (1,35 triệu liều J&J và 2,5 triệu liều AstraZeneca).
Tất cả số vaccine này đủ để tiêm chủng đầy đủ cho 15,9 triệu người.
Ông Biden thoạt đầu cam kết cung cấp cho các nước tất cả 60 triệu liều vaccine AstraZeneca xuất xưởng tại Mỹ. Vaccine này chưa được chấp thuận sử dụng tại Mỹ, nhưng được chấp thuận rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, số vaccine AstraZeneca này bị trì trệ xuất cảng vì hai tháng duyệt xét an toàn của Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
Với nhu cầu vaccine trong nước giảm, chính quyền Biden dự kiến có thể đáp ứng cam kết hiến tặng 80 triệu liều không cần phải chờ vaccine AstraZeneca mà từ các kho vaccine Pfizer, Moderna, và J&J hiện nay của liên bang.
Các vaccine được Mỹ chấp thuận, nhất là vaccine Pfizer và Moderna, dường như chống virus hiệu nghiệm hơn so với các loại vaccine hiện có, đặc biệt là các chủng mới xuất hiện lây nhiễm cao hơn và nguy hại hơn của COVID, như biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Mỹ bắn rụng Drone UAV tấn công đại sứ quán ở Iraq
RT đưa tin, vụ việc xảy ra vào tối 5/7 (giờ địa phương) khi một UAV Tức Máy Bay Không Người lái chứa đầy chất nổ bị phòng không Mỹ bắn rơi khi nó tiến gần đại sứ quán Mỹ tại khu vực “Vùng Xanh”, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt ở thủ đô Baghdad, Iraq.
Theo một quan chức quốc phòng Iraq, UAV đã không thể bay vào trong khuôn viên của khu tổ hợp đại sứ quán vì bị đánh chặn. Đây là vụ tấn công thứ 47 nhằm vào mục tiêu của Mỹ tại Iraq trong năm 2021, trong đó bao gồm 6 vụ sử dụng UAV, theo thống kê của AFP.
Các video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy hình ảnh hệ thống phòng không Mỹ khai hỏa để bắn rụng mục tiêu trên trời. Lá chắn được sử dụng để bắn mục tiêu là C-RAM.
Ngoài ra, một số bức ảnh được đăng tải trên internet được cho là phần còn lại của UAV bị bắn rơi.
Vụ tấn công UAV xảy ra chỉ vài giờ sau khi 3 quả rocket nã về phía căn cứ không quân Ain al-Asad ở tỉnh Anbar, Iraq vào buổi chiều qua. Đây là nơi có sự hiện diện của quân nhân Mỹ. Đại diện của liên quân chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu Wayne Marotto cho biết, vụ tấn công không gây ra thương vong và các thiệt hại với căn cứ đang được điều tra.
Ain al-Asad đã hứng chịu hàng loạt vụ tấn công trong những năm qua, gần nhất là một vụ liên quan tới UAV hồi cuối tháng 5. Đầu năm ngoái, căn cứ này hứng “mưa” tên lửa đạn đạo từ Iran, sau khi Mỹ ám sát tướng cấp cao của Iran Qassem Soleimani.
Chưa có bên nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công bằng rocket và UAV ngày 5/7, nhưng Mỹ trước đó thường cáo buộc nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn mang tên Hashd al-Shaabi đứng sau các vụ tấn công tương tự trong quá khứ.