1. Giãn cách, cách ly triệt để nhưng lại tự tập, chen lấn xét nghiệm.
Người ta chỉ xét nghiệm rộng nhằm bảo đảm nền kinh tế hoạt động bình thường chứ giãn cách thì đâu mấy ý nghĩa và quan trọng bằng việc bảo đảm giãn cách
2. Sợ chết người vì Covid nhưng không ai thống kê sẽ có bao nhiêu người chết vì trầm cảm, bệnh tật, thiếu chăm sóc y tế và hệ lụy lâu dài hàng thế hệ sau đó. Chỉ riêng dựa vào tỉ lệ gia tăng tử vong vì bệnh tim ảnh hưởng bởi giãn cách ở VN dự đoán cũng hơn 6000 ca/ năm (dựa vào 1 nghiên cứu ảnh hưởng theo đời sống Mỹ bởi giãn cách, tức VN sẽ trầm trọng hơn do đời sống kém hơn nhiều mà không có hỗ trợ bởi chính phủ)
3. Luôn bảo tính mạng trên hết (thật ra sợ trách nhiệm trên hết), tuy nhiên khi có vaccine thì đối tượng ưu tiên là nhân viên, công chức, doanh nghiệp …. (tức là ưu tiên bảo vệ nền kinh tế) mà không phải là người già yếu, người nhà bệnh nhân, lao động nghèo…. Vốn dễ tổn thương nhất do Covid…. Vậy thì đóng cửa chi mất công vậy, sao ko làm ngược lại. Mở cửa kinh tế nhưng ưu tiên về y tế, vaccine cho đội ngũ dễ tổn thương nhất và dùng tiền hỗ trợ người nghèo không có tiền chữa bệnh (không có thống kê nhưng số lượng không ít vì nghèo không có khả năng chăm sóc y tế)
4. Cấm chợ nhỏ lẻ đến chợ đầu mối dẫn đến quán xá đóng cửa thêm bởi đứt gẫy chuỗi cung ứng… Giá tăng gấp 2-3 lần nhiều mặt hàng và khi ít chỗ phục vụ hơn, người ta lại tập trung đông hơn ở chỗ khác.
Cuối cùng người nghèo, nông dân lãnh đủ, siêu thị giàu hơn tập trung vào số ít nhưng lại tăng nguy cơ lây nhiễm cao hơn
5. Đi đâu cũng đòi giấy xét nghiệm trong khi nó chỉ có tác dụng ngay tại thời điểm xét nghiệm.
Mà đa số người dân ở nhà, vậy muốn có tờ giấy đó lại phải chen chúc đi xét nghiệm thì có khi có tờ giấy âm tính đó còn rủi ro hơn là không có gì
6. Cứ F1 là hốt chung rồi nó thành cái ổ virus không gì bảo đảm nó không thoát ra ngoài (Nhớ cho virus này từng thoát ra khỏi phòng thí nghiệm cực nghiêm ngặt). Cuối cùng cách ly F1 để tránh virus hay để nuôi virus. Rồi F1 cũng vì ngán mà trốn xét nghiệm hoặc khai báo thì càng cách ly triệt để bảo nhiêu càng khó kiểm soát bấy nhiêu.
7. Cứ có ca F0 là phong tỏa nguyên khu mặc dù virus chủ yếu lây qua tiếp xúc gần, cứ đụng đâu phong tỏa đó khiến người ta sợ hãi vì phong tỏa hơn sợ vì nhiễm virus. Cách tốt nhất là tránh xét nghiệm và tránh khai báo hơn để đối phó.
8. Lần trước chỉ cần có vài ca, là lockdown cực đoan nguyên cái thành phố, giờ vài ngàn ca với chủng lây nhanh hơn lại không lockdown. Vậy lần trước sai? Hay lần này chưa chắc đúng? Vậy sao nhiều thành phố lại bắt chước cái sai cũ hay người quyết định có sợ đói bao giờ đâu mà nghĩ cho mệt?